Ngọk Lây là một xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Xã Ngọk Lây có diện tích 92,81 km², dân số năm 2019 là 1.673 người, mật độ dân số đạt 18 người/km²
I. Đặc điểm tình hình
1. Vị trí địa lý
Xã Ngọk Lây cách trung tâm huyện 25 km về phía Nam có tổng diện tích tự nhiên là: 9.250,34 ha, xã có 9 thôn, làng, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp với xã Văn Xuôi; phía Tây giáp với xã Tê Xăng và huyện Đăk Glei và phía Đông giáp với tỉnh Quảng Nam
2. Địa hình
Xã Ngọk Lây nằm trong dãy núi Ngọc Linh, nơi được mệnh danh là nóc nhà của dãy Trường Sơn. Độ cao trung bình 1.500 – 1.600m. Đỉnh cao nhất 2300m, thấp nhất 1000m. Độ dốc trung bình 280 theo hướng Bắc Nam và Đông Tây. Địa hình vách cao, dốc đứng chia cắt sâu gây nhiều khó khăn đối với hoạt động sản xuất cũng như giao thông đi lại cho người dân trong khu vực.
3. Đặc điểm địa hình, khí hậu.
+ Địa hình: Với 2 dạng chủ yếu sau:
- Địa hình núi cao và sườn dốc, có độ cao trung bình 1.100m so với mực nước biểu, địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn hơn 25%.
- Địa hình bằng và thung lũng, diện tích này phân bố hầu hết ở phía Đông; độ cao trung bình 700m so với mực nước biển độ dốc nhỏ hơn 15%.
+ Khí hậu: Khí hậu mang đặc trưng Tây Trường Sơn, với 02 Tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng 1 có tổng nhiệt độ năm từ 7.000 - 7.5000 c, tháng lạnh nhất vào tháng 12, 01, cao nhất vào tháng 4; lượng mưa tương đối cao từ 2.200 - 2.400mm. Tiểu vùng 2 có tổng nhiệt độ năm 6.500 - 7.0000 c; lượng mưa từ 2.400 - 2.700mm
II. Tài nguyên:
1. Đất đai: Đất trên địa bàn xã chủ yếu thuộc nhóm đất xám, chiếm 70% tổng diện đất toàn xã; nhóm đất đỏ (Fd) chiếm khoảng 7%; Nhóm đất mùn axit trên núi cao chiếm 23%.
2. Rừng: Xã có 4.216,55 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất, trong đó rừng phòng hộ chiếm 88%, còn lại là rừng sản xuất.
3. Mặt nước: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng có 44,77ha, chiếm 0,81% diện tích đất tự nhiên
4. Khoáng sản: Trên địa bàn xã có tài nguyên khoáng sản chủ yếu là cát, đá hiện nay đang được 01 đơn vị đăng ký khai thác.
5. Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã: Nhìn chung, với các điều kiện tự nhiên hiện có xã có tiềm năng phát triển các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp với việc phát triển một số loại cây phụ sản dưới tán rừng; thích hợp cho việc phát triển đàn gia súc (trâu, bò, dê); hệ thống sông suối phân bố đồng đều nên việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất tương đối thuận lợi.
III. Nhân lực:
1. Số hộ: 358 hộ;
2. Nhân khẩu: 1.402 người;
3. Lao động trong độ tuổi: 871 người;
4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về tình hình nhân lực của xã: Lao động trong độ tuổi lao động tương đối cao, đây chính động lực để phát triển kinh tế trong thời gian đến.
IV. Đánh giá tiềm năng của xã.
Trước các điều kiện tự nhiên - xã hội hiện nay của xã việc hết sức phù hợp cho việc phát triển các mô hình kinh tế nông lâm kết hợp với việc phát triển một số loại cây phụ sản dưới tán rừng; thích hợp cho việc phát triển đàn gia súc (trâu, bò); cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nuôi trồng một số loại thủy sản. Lực lượng lao động dồi dào, chịu khó; chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên còn lưu giữ và phát huy được một số giá trị từ văn hóa truyền thống. Hệ thống chính trị, an ninh quốc phòng luôn được củng cố đảm bảo.