A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NHỮNG MÓN NGON KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI TỚI KON TUM

Ẩm thực là một trong những thành tố quan trọng trong phát triển du lịch. Với sự phong phú, đa dạng cùng những tinh hoa trong cách chế biến của ẩm thực Kon Tum, đây chính là một “cầu nối hiệu quả” để quảng bá, thu hút khách du lịch đến với tỉnh.

Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, với vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế quan trọng ở ngay ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn. Kon Tum có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và các dân tộc khác nhau. Đến Kon Tum, bạn không thể bỏ qua 15 đặc sản ngon, thích hợp mua làm quà cũng như thưởng thức tại chỗ như Rượu ghè, rượu Sâm Ngọc linh, Rượu sim Măng Đen, Gà nướng cơm lam, Ca tâm, Thịt nhím, Heo làng, Chuột đồng.... Mời bạn cùng khám phá nhé:

1. Rượu ghè

Hương vị của rượu ghè rất riêng bởi loại men ủ rượu được làm từ nhiều loại rễ cây, lá cây mà người dân tộc nơi đây tìm trong rừng sâu. Vì vậy mà rượu ghè có một hương vị rất riêng mà không loại rượu nào có được, đó là hương vị của đại ngàn. Để làm được một hũ rượu ghè đúng chuẩn thì phải đủ trên 20 loại lá, rễ cây rừng rất khó nhọc

Rượu ghè đặc trưng

2. Gỏi lá

Gỏi lá nổi bật với hương vị đặc trưng của các loại lá hòa quyện cùng nước chấm đủ vị chua chát, cay, nồng. Số loại rau lên tới 30 loại cho bạn thoải mái lựa chọn, một số chỉ có ở vùng đất Kon Tum mới có như từ đại bi, lá trâm, mật gấu, lá bứa, ngành ngạnh đỏ,... hay các loại lá dễ tìm hơn như ngũ Giá tham khảo bì, chùm ruột, lá xoài, lá mơ, lá sung, đinh lăng, lá ổi, lá cải, càng cua, tía tô,...

Gỏi lá lạ miệng

3. Sâm Ngọc Linh

Sâm được trồng tại vùng núi Ngọc Linh. Khu vực này có khí hậu mát mẻ, phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Bởi lẽ đó mà sâm Ngọc Linh có chất lượng cực kì tốt. Sâm ngọc linh nổi tiếng có tác dụng chống trầm cảm, Giá tham khảom lo âu, hỗ trợ cải thiện chứng suy nhược thần kinh và tốt cho hệ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ và điều hòa hoạt động bộ não. Tăng cường sức khỏe. Vì vậy đây sẽ là một món đồ rất phù hợp cho các bạn muốn mua quà về cho Giá tham khảo đình, bạn bè, người thân để cùng thưởng thức hương vị này.

Sâm Ngọc Linh bổ dưỡng

4. Cá gỏi kiến vàng Kon Tum

Một tên gọi vô cùng độc đáo khiến cho du khách khi đến bị hấp dẫn bởi cái tên và món ăn. Du khách nên trải nghiệm món ăn này, nó sẽ khiến du khách không thể dứt ra bởi hương vị, bổ dưỡng thơm ngon.

Khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Kon Tum

5. Heo quay Măng Đen

Heo quay Măng Đen thật sự là một món ăn đặc biệt và hấp dẫn ở Kon Tum. Điểm nổi bật của loại heo này chính là chất lượng thịt, được nuôi một cách tự nhiên, ăn uống tự do nên thịt heo rất đậm đà và thơm ngon.

Khi nướng, thịt heo Măng Đen sẽ trở nên vàng rực và giòn tan. Mùi thơm của thịt heo được nâng lên một tầm cao mới khi được nướng trên than hoa, tạo ra lớp vỏ giòn tan và màu sắc hấp dẫn.

Khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Kon Tum

6. Xôi măng Kon Tum

Xôi măng là món ăn đặc sản của Kon Tum, được làm từ gạo nếp thượng hạng và măng rừng được sơ chế kỹ lưỡng. Măng sau khi được sơ chế, sẽ được xào với các gia vị như tỏi, hành, ớt và nước mắm, tạo nên hương vị đậm đà và hấp dẫn. Khi thưởng thức xôi măng, bạn sẽ cảm nhận được sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt của gạo nếp, vị giòn của măng và hương vị đậm đà của các gia vị. Đây là món ăn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và được khách du lịch ưa thích khi đến với Kon Tum.

Khám phá văn hóa ẩm thực đặc trưng của Kon Tum

7. Cá tầm nấu măng

Kon Tum có nhiều sông hồ cùng dòng nước mát lạnh quanh năm. Nhờ môi trường thuận lợi này, nên cá hồi, cá tầm được chăn nuôi và sinh trưởng khá tốt. Cá tầm là một loài cá xương sụn và có phần thịt màu trắng, béo ngậy và có thành phần dinh dưỡng cao. Để đảm bảo mang đến cho bạn món cá tầm nấu măng trọn vị, người bán cần chế biến nó từ những con cá tầm tươi roi rói mới được bắt từ hồ lên. Cá tầm được làm sạch và tẩm với các loại gia vị, dược liệu bí truyền của người địa phương. Sau đó cá được đem đi nấu cùng măng le rừng chua tạo nên sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu. Ngoài món cá tầm nấu măng, bạn còn có thể thưởng thức nhiều món khác từ loại cá này như cá hấp, um, nướng hoặc sấy bằng than hồng.

Những món đặc sản Kon Tum nhất định bạn phải thưởng thức 6

8.Thịt chuột đồng

Người Jẻ Triêng có món đặc sản là thịt chuột đồng, được chế biến chủ yếu thành hai nguyên liệu đặc biệt là: Thịt chuột nướng và chuột khô gác bếp. Nếu bạn từng nếm thử món chuột Ngọc Linh của người dân Xơ Đăng thì cũng đừng bỏ qua đặc sản Kon Tum này nhé! 

Mùa lúa chín vàng cũng là mùa chuột đồng sinh sản và phát triển nhiều nhất, nên nếu săn bắt vào dịp này thì béo ngậy, ngon nhất, người dân vào mùa săn bắt chuột. Khi chọn được những con chuột chắc thịt nhất, người nấu sẽ tiến hành cuộn nhanh một đống rơm khô, nổi lửa lên thui trụi lông. Theo phương pháp này sẽ giúp dậy mùi thơm và giữ nguyên vị ngọt của thịt. Các bước thực hiện như sau: Làm sạch lông, mổ bụng, rửa qua nước, xát chút muối… Sau đó, bạn lấy que tre xiên thẳng, đem ra nướng trên bếp than cho vàng, dậy mùi thơm lên. Ăn kèm với ít xoài rừng chua ngọt và chén muối tiêu cay nồng đảm bảo ngon hết sẩy. Bạn kiếm thêm ít rau dớn rừng, bỏ vào ống le, đổ chút nước, đem nướng trên bếp rơm, chỉ một chút là đã có món ăn ngon lành. 

Những món đặc sản Kon Tum nhất định bạn phải thưởng thức 8

9. Cà đắng

Cà đắng là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum. Cà đắng có hình dáng như cà pháo hoặc thuôn dài, to hơn đốt tay, màu xanh đậm, sọc trắng dọc trên thân. Trước đây, cà đắng là cây mọc hoang thành vạt ven những bờ suối, ngọn đồi, quả. Nhưng đến hiện nay, cà đắng đã được bà con dân tộc mang về trồng trong vườn nhà nên trái to, màu xanh nhạt, vị đắng giảm đi chút ít, dễ ăn và phù hợp với khẩu vị nhiều người.

Cà đắng Kon Tum được xắt từng lát mỏng, xiên qua từng que đặt lên nướng cho đến khi cà chuyển sang màu nâu đậm và có mùi thơm thì nhấc xuống.  Lúc này, cà đã dậy hương thơm thoang thoảng ra khắp căn phòng, chút nước đắng, hơi dai, mềm mềm, chấm cùng với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng cũng rất ngon. 

Ngoài ra, cà đắng còn có thể được chế biến với: tôm, tép, lươn, ếch,... tạo thành đa dạng các món ngon bắt mắt. Có thể lần đầu ăn, bạn sẽ có cảm giác không thoải mái với vị đắng nhân nhẫn của loại trái hoang dại, nhưng vài lần sẽ ghiền và khó quên hương vị độc đáo của nó.

Những món đặc sản Kon Tum nhất định bạn phải thưởng thức 14

10. Gà nướng - Cơm lam

Nhắc đến các món đặc sản Kon Tum thì không thể bỏ quên cái tên Gà nướng - Cơm lam. Đây là món ăn phổ biến đối với người dân tộc Tây Nguyên, nhưng mỗi nơi lại mang một màu sắc và hương vị khác nhau. Món ăn này mời gọi thực khách đến đây bởi mùi nếp thơm quyện với ống nứa. Cơm lam Kon Tum vừa chắc vừa dẻo nên khi thưởng thức sẽ không gây cảm giác ngán. Nhiều khi không có thức ăn kèm, người ta vẫn cảm nhận rõ vị đậm đà của gạo và mùi thơm của nứa non.

Những món đặc sản Kon Tum nhất định bạn phải thưởng thức 15

111. Lẩu gà lá Sâm dây Kon Tum

Món lẩu gà lá sâm không chỉ hấp dẫn với hương thơm đặc trưng từ lá sâm tỏa khắp không gian, mà còn là một trải nghiệm thưởng thức tinh tế cần từ từ tận hưởng. Khi bạn múc một chén nước dùng thơm lừng, dường như thời gian chậm lại, và bạn có thể tận hưởng từng hương vị lan tỏa đến khứu giác một cách tự nhiên và dịu dàng.

Nước dùng trong món lẩu thường mang một hương vị ngọt ngào, đến từ những nguyên liệu như táo đỏ và củ sâm. Thịt gà được nấu trong nước dùng này giữ được độ mềm mại, không quá dai, tạo nên một món ăn bổ dưỡng và thú vị. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt gà và hương vị thanh tao từ các loại nấm kèm theo tạo nên một cảm giác dễ chịu và sảng khoái, đặc biệt trong những ngày Lễ Tết nóng nực.

Món lẩu gà lá sâm không chỉ là một món ăn quen thuộc trong bữa tiệc gia đình mà còn thường được người dân Kon Tum sử dụng để chiêu đãi và chào đón thực khách trong những dịp quan trọng. Hiện nay, món ăn này đã trở thành một phần không thể thiếu của ẩm thực Kon Tum và thu hút những bạn trẻ yêu thích khám phá hương vị đặc trưng của vùng đất này.

Hương vị thơm ngon của Lẩu gà lá sâm Măng Đen

12. Lá mì - món ngon giản dị

Nét độc đáo đầu tiên của ẩm thực người Brâu chính là việc họ sử dụng lá mì vào những món ăn thường ngày cho đến những món ăn phục vụ lễ Tết. Cách chế biến đơn giản nhất và ít tốn kém nhất chính là lá mì muối chua, mà phải chọn lá mì ta, chứ không phải loại mì lai, mì nhật lá to nhưng ăn độc và không có vị ngon. Khi mì vừa đủ độ lớn, lá mỡ màng, màu xanh non là lúc có thể hái về chế biến món ăn. Chọn hái những lá non gần ngọn, bỏ cuống dài, mang về rửa sạch cho vào cối đá giã hơi nát hoặc dùng tay vò thật kỹ. Đem ra rửa nhiều lần nước để lá mì hết nhựa, rồi cho vào một cái hũ sành, mỗi lượt lá cho một lượt muối vừa phải, điểm thêm vài miếng ớt hiểm cay xé lưỡi. Đổ một chút nước vào hũ mì, đậy kín nắp lại, độ vài hôm là có thể đem ra dùng như người Kinh ăn dưa muối, cà muối vậy.

13. Thịt nhím nướng lồ ô

Từ lâu người Brâu đã biết con nhím có rất nhiều công dụng: mật nhím dùng chữa bệnh đau mắt, ngâm rượu chữa bệnh đau nhức xương; Bao tử nhím là vị thuốc quý, dùng để ngâm rượu thuốc chữa bệnh đau bao tử, kích thích tiêu hóa, ngộ độc, trị bệnh trĩ xuất huyết; Lông nhím dùng làm đồ trang sức, chữa viêm tai giữa; Ruột già, gan nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. Thịt nhím với vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

14. Rượu Sim Măng Đen

Do vị trí địa lý của vùng miền núi Kon Tum và khí hậu luôn ở nhiệt độ 10 đến 15 độ C mỗi ngày đã cho ra những quả sim luôn tươi mát. Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất rượu vang sim đặc sản Kon Tum là sim hoang dã, mọc tự nhiên ở các vùng cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum.

Mỗi năm cứ vào khoảng tháng 6 Dương lịch các đồng bào người dân tộc Cơ - Tu, Xê Đăng ở các vùng cao của thôn Măng Đen thuộc tỉnh Kon Tum lại rủ nhau vào rừng hái sim. Để đạt được chất lượng tốt buộc người hái sim phải hái vào thời điểm sáng sớm tinh sương. Từ nguồn nguyên liệu quý giá này kết hợp với công nghệ hiện đại sản xuất vang của Bordeaux (Pháp) đã được cải tiến và nguồn men chuyên sản xuất vang của nước Pháp, tất cả tạo nên cho rượu vang sim Măng Đen một hương vị mộc mạc tự nhiên của núi rừng nhưng không kém phần sang trọng cũng như đặc trưng của rượu vang chính hiệu.

15. Rượu sâm Ngọc Linh

Rượu gạo có vị cay nóng, tính ôn, hơi đắng ngọt, dẫn thuốc đi vào 12 kinh lạc. Từ xưa, các thầy thuốc Đông y thường dùng rượu gạo để làm chất xúc tác hay sao tẩm, ngâm với các loại thảo dược để điều trị bệnh, bồi bổ sức khỏe. 

Sâm Ngọc Linh là dược liệu “quốc bảo” của Việt Nam, quý hơn cả hồng sâm Hàn Quốc, Triều Tiên. Sở hữu nhiều loại dưỡng chất quý hiếm hàm lượng ở mức cao, nhất là 52 loại Saponin khác nhau (trong đó có 24 loại chưa xác định được cấu trúc, mới chỉ có ở sâm Ngọc Linh) sâm Ngọc Linh giúp tăng cường sức đề kháng, chống stress, chống oxy hóa và lão hóa, cải thiện các vấn đề về thần kinh, sinh lý, suy nhược cơ thể, bảo vệ gan…

Rượu Sâm Ngọc Linh chai vuông


Tác giả: LTM
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Video Clip
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 6
Tháng 04 : 289
Năm 2025 : 1.246
Năm trước : 6.085
Tổng số : 73.716